|
Chỉ dẫn: Bộ môn > Nghiên cứu
Đỗ Văn Dũng*
Một nghiên cứu định tính được thực hiện tại xă Giai xuân huyện Châu thành tỉnh Cần thơ và xă Nhật Ninh huyện Châu Thành tỉnh Long An, phỏng vấn có chủ đề bốn nhóm đối tượng (hai nhóm phụ nữ và hai nhóm trẻ em) dựa theo một bản vấn lục bán cấu trúc.để t́m hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nước, vệ sinh và các bệnh liên quan đến nước. Kết quả cho thấy người dân sử dụng những nguồn nước chính: nước mưa, nước bề mặt và nước giếng đóng. Người dân thích sử dụng nước mưa và xử lí nước bề mặt bằng phương pháp lắng. Ở khu vực này đa số dân sử dụng cầu tiêu ao cá nhưng người dân có thái độ phê phán cầu tiêu trên sông, t́nh trạng thải phân gia súc và vứt rác bừa băi xuống sông.
Phân tích thuận lợi và khó khăn của các phương án thay thế cho thấy cầu tiêu ao cá chỉ có thể được thay thế bằng cầu tiêu dội thấm. Dù vậy do kinh phí xây dựng và bảo quản, loại cầu tiêu này cần được nghiên cứu thêm trước khi vận động xây dựng đại trà. Người dân hiện nay c̣n gặp khó khăn về phương tiện chứa nước để trữ nước mưa và lắng nước bề mặt . Cần nghiên cứu chi phí hiệu quả của đề án sự hỗ trợ mua lu vại để giải quyết vấn đề nước uống cho dân nghèo.
A qualitative research was conducted in Giai xuan subdistrict, Chau thanh district, Cantho and Nhat Ninh subdistrict, Chau thanh district, Long An, using focus interview with a semi-structured questionnaire for four groups of women and children about knowledge, attitude and practice of people about water, sanitation and water related diseases. The results showed that people used mainly rain water, surface water and deep well water. People preferred rain water and treated surface water by sedimentation. People mostly used fish-pond latrines, however, criticized the practice of dumping garbage and feces (both of men and animals).
Analysis showed that fish pond latrines could be replaced only by pour-flush latrines. Because of the cost of construction and maintenance, this kind of latrine can be expanded after careful consideration. Concerning water supply, poor people did not have enough facilities for storage rain water and treating surface water through sedimentation. Studies are necessary to find out the cost-effectiveness of the project of reimbursing for poor people buying or constructing water container.
Hiện nay, môi trường và thanh khiết môi trường đang là một vấn đề cấp bách. Xu thế phát triển chung của nhân loại cùng với hiện tượng bùng nổ dân số là nguyên nhân khách quan của sự gia tăng ô nhiễm môi trương. Trong lúc đó, nhận thức chung của người dân c̣n những điểm chưa đáp ứng được những yêu cầu do sự tiến bộ nhanh chóng của thời đại lại càng làm góp phần gia tăng nguy cơ ô nhiễm. Môi trường bị hủy hoại và ô nhiễm đă gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân, sự phát triển của cộng đồng và của đất nước (1). Vấn đề hiện nay là cần thiết tiến hành những biện pháp bảo vệ và thanh khiết môi trường. Đó cũng là nội dung chính của chỉ thị 200 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sinh thái đặc thù của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long với những hệ thống sông rạch chằng chịt, đem lại những ưu thế cho nhân dân trong vùng về mặt kinh tế, nông nghiệp và cung cấp nươc cũng đem lại những khó khăn đặc thù cho việc phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Đồng bằng sông Cửu Long đ̣i hỏi những cách tiếp cận riêng, không thể chỉ áp dụng nguyên xi không chọn lựa những mô h́nh vệ sinh đă thành công ở miền Bắc, miền Trung hay các nước Đông Nam á vào khu vực này. Điều này cũng có nghĩa là những kết luận đúng cho đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa hẳn đúng với những khu vực sinh thái khác trong nước. Trong bài báo này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến những đặc điểm của vùng sinh thái cơ bản của đồng bằng sông Cửu Long: không bị xâm nhập mặn và có nhiều kinh rạch.
Những nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của người dân liên quan đến vấn đề vệ sinh là rất cần thiết. Nó giúp ta hiểu rơ và lí giải được sự xuất hiện của những bệnh tật trong cộng đồng và cho phép chúng ta đưa vào cộng đồng những biện pháp vệ sinh nhằm tạo nên sự thay đổi có tính đáp ứng (adaptive change) trong thói quen vệ sinh của người dân. Thực vậy, nếu giới thiệu với người dân về một phương tiện vệ sinh nào đó, mà phương tiện đó không phù hợp với ḷng tin, không phù hợp với tập quán của người dân th́ không thể ép buộc người dân sử dụng. Nếu ép buộc được th́ sự sử dụng cũng không có khả năng duy tŕ.
Trước dây, đă có nhiều cuộc điều tra khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi của người dân, nhưng hầu hết đều tập trung t́m những con số phần trăm, những khoảng tin cập mà không cố gắng t́m hiểu thế giới quan và logic của người dân. V́ vậy, kết quả đôi khi không đạt yêu cầu và cũng khó có thể áp dụng để tạo nên sự thay đổi.
Với quan niệm mới về phát triển cộng đồng, mọi sự biến đổi dù trong một khía cạnh nhỏ nhất cũng phải được tạo nên do sự tiếp cận toàn diện (holistic approach): sự thay đổi phải ḥa hợp với bối cảnh hiện tại của người dân. Do đó, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid rural appraisal) là một phương pháp có tính chất trực tiếp, toàn diện và nhân bản hiện nay đang được sự cổ vũ rộng răi ở một số nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nó đă có những đóng góp nhất định và đặc biệt ở lănh vực vệ sinh môi trường, nó tỏ ra có nhiều hứa hẹn. V́ vậy, trong khảo sát này chúng tôi dùng phương pháp đánh giá nhanh đẻ t́m ra kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về các vấn đề vệ sinh môi trường nhằm t́m ra những lối vào của những giải pháp vệ sinh.
Cuộc khảo sát được tiến hành ở 2 địa phương: ở xă Nhật Ninh huyện Châu thành Long An và Xă Giai Xuân thành phố Cần thơ, tỉnh Cần thơ. Ở mỗi địa phương, chúng tôi chọn 2 nhóm đối tượng: phụ nữ và trẻ em, mỗi nhóm từ khoảng 7 đến 8 người. Đối với nhóm phụ nữ, chúng tôi thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn nhóm có chủ đề (focus group interview) theo một bản vấn lục bán cấu trúc (semi-structured questionnaire) bao gồm các điểm chính sau:
- Những nguồn nước ở địa phương
- Các biện pháp xử lí nước trong cộng đồng
- Các phương tiện vệ sinh
- Các hành vi vệ sinh (tắm, giặt, uống nước, đi cầu, rửa tay...)
- Quan niệm của người dân về ô nhiễm môi trường
- Quan niệm của người dân về các bệnh tật truyền theo đường phân miệng
- Quan niệm của người dân về những bệnh tật do nước khác.
Đối với nhóm trẻ em (từ 8 đến 12 tuổi) chúng tôi cũng cố gắng thu thập số liệu trên nhằm đối chiếu (triangulation). Để cho các em dễ tŕnh bày và đưa ra thông tin, chúng tôi đề nghị các em vẽ bản đồ ngôi nhà và các phương tiện cung cấp nước và vệ sinh (nguồn nước, máy bơm, nhà tắm, nhà vệ sinh , v.v...)
Người dân trong địa phương sử dụng chủ yếu 3 loại nguồn nước sau:
- Nước mưa
- Nước bề mặt (nước từ sông, hồ, kênh, rạch)
- Nước giếng đóng ('cây nước' do chương tŕnh cấp nước của UNICEF)
Quan điểm của người dân với từng loại nước như sau:
Nước mưa, chỉ có vào các tháng mùa mưa, mà không có đều trong năm. Chỉ những gia đ́nh khá giả mới có tiền xây hồ nước hoặc mua lu, kiệu, vại để trữ nước dùng trong mùa nắng. Mặc dù ở miền Nam có những vùng người dân thích uống nước bề mặt hơn nước mưa nhưng trong vùng trong đợt khảo sát này nước mưa là loại nước được người dân thích nhất. Vào mùa mưa, dùng nước mưa có một ưu điểm là khôgn phải đi lấy nước ở xa. Nước mưa thường được quan niệm là nước sạch nên thường được uống sống (không đun sôi). Những gia đ́nh có trữ nước mưa để dùng trong mùa nắng, thường chứa nước mưa trong vại có nắp đậy kín. Để diệt lăng quăng trong lu vại, có gia đ́nh dùng khoảng 4 lít nước đun sôi đổ vào lu vại khi lăng quăng xuất hiện hoặc để trái bí đỏ phân hủy trong vại. Để nước dễ uống, có gia đ́nh pha nước mưa với nước lá dứa.
Nước bề mặt là loại nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nước bề mặt luôn luôn có trong năm. Những gia đ́nh gần những sông rạch lớn, sâu, có thể có nước ở mọi thời điểm trong ngày, tuy vậy, ở những gia đ́nh gần những con rạch nhỏ, cạn, vào những ngày nước ṛng (chung quan các ngày 7, ngày 23 âm lịch hàng tháng), người dân phải đợi đến trưa, nước lên mới có thể lấy nước để sử dụng trong sinh hoạt. Ở hai vùng này, nước mưa tuy không được ưa chuộng bằng nước mưa nhưng cũng được xem là dễ uống. Do ở miền Nam, sông rạch chằng chịt nên người dân thường không phải đi xa mà thường chỉ cần dùng gàu, gạt nước để rác trên mặt nước tản ra rồi múc nước cho vào chum vại. Nước bề mặt có thể dùng để tắm giặt, rửa thực phẩm, nấu ăn hoặc dùng để uống. Nước dùng để tắm giặt thường không được lắng hoặc chỉ lắng trong khoảng 10 phút đến nửa giờ. Người dân ở Long An thường chỉ lắng nước trong khoảng thời gian vài giờ trước khi uống trong khi người dân Cần thơ thường lắng phèn trước khi uống. Nguyên nhân có thể là do ở vùng Long An, gần sông lớn, nước ít bùn nên không cần lắng phèn, trong khi ở khu vực Giai xuân, Cần thơ, do kênh rạch nhỏ có nhiều bùn nên cần phải lắng bằng phèn. Ngươi dân ở 2 khu vực đề cho rằng dùng phèn nhôm để lắng có thể có ảnh hưởng xấu lên chất lượng của nước: uống nước lắng nhiều phèn có thể bị tiêu chảy. Thông thường, người dân không đun nước trước khi uống. Do nước bề mặt luôn có trong năm, người dân, dù có khả năng mua lu kiệu hay không, đều có thể khai thác nước bề mặt được. Tuy vậy, những gia đ́nh có kinh tế khá thường có lu kiệu lớn để lắng nước trong thời gian dài (từ vài ngày đến vài tháng) để nước có chất lượng tốt hơn. Đứng về phương diện vi sinh học, việc lắng nước trong thời gian dài có thể tiêu diệt được một số vi sinh vật gây bệnh.
Nước giếng đóng chưa hiện diện ở từng gia đ́nh mà thường được lắp đặt trong khuôn khổ chương tŕnh cấp nước của UNICEF. Nước giếng đóng cung cấp nước thường xuyên cả trong mùa mưa lẫn mùa khô. Về mặt khoa học, nước giếng đóng ít bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh gây bệnh, về mặt cảm quan, nước giếng đóng trong hơn nước bề mặt. Tuy vậy, người dân thường khôgn thích nước giếng đóng lắm v́ các lí do sau đây: (a) nước giếng đóng thường bị ô nhiễm sắt (người dân thường gọi là nhiễm phèn - có vùng gọi là nước cứng) nên không được ưa chuộng về mặt cảm quan: vị tanh, màu rỉ sắt, khó dùng để giặt quần áo (b) nước giếng đóng ở một số nơi bị ô nhiễm chất hữu cơ và bị phân hủy yếm khí nên có mùi bùn, mùi thối (c) Lấy nước giếng đóng thường phải đi lấy xa, nhiều lúc phải chờ đợi mất thời gian. Chỉ có những gia đ́nh khá giả, có khả năng xây dựng giếng đóng cho gia đ́nh (đóng cây nước riêng), mới dùng giếng đóng phổ biến. Tóm lại, nước giếng đóng về mặt cảm quan có điểm trội hơn và có điểm kém hơn nước bề mặt, nhưng đa số người dân ít dùng v́ phải đi lấy xa.
Như vậy, nước được dùng phổ biến nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long là nước bề mặt, nước mưa thường chỉ được dùng để uống, chủ yếu trong mùa mưa. Chỉ có những gia đ́nh khá giả mới sử dụng nước giếng đóng và nước mưa trong mùa nắng (do có điều kiện về phương tiện dự trữ). Người dân thường chỉ xử lí nước bề mặt bằng cách để lắng tự nhiên hoặc lắng phèn. Nước dùng để uống thường không được đun sôi nhưng được bảo quản kĩ lưỡng bằng các lu kiệu có đậy nắp. Nước để tắm giặt thường được lắng tự nhiên trong ṿng nửa giờ.
Đa số người dân trong khu vực sử dụng cầu tiêu ao cá. Thông thường vài nhà láng giềng (có họ hàng hay không) sử dụng chung một cầu tiêu. Cầu tiêu thường được xây dựng bằng cách dựng 2 cây gỗ song song để làm chỗ đặt chân, chung quanh có vách lá cao từ nửa mét đến 7 tấc, trên thường có mái lá để che nắng mưa. Ao cá có thể cách ly hoàn toàn với các nguồn nước khác hoặc thông với kênh rạch bằng một mương nhỏ. Cầu tiêu ao cá thường không có mùi hôi thối. Người dân thường bằng ḷng với cầu tiêu ao cá và không có yêu cần xây dựng các loại cầu tiêu nào khác.
Người dân nói chung thường phân biệt nước sạch, nước bẩn theo cảm quan: nước sạch là loại nước trong, không có hoặc có ít cặn lơ lửng, không mầu, không có mùi hôi thối, không vị hoặc có vị ngọt tự nhiên. Người dân thường cho rằng nước mưa là loại nước sạch nhất, kế đến là nước giếng sâu và nước bề mặt. Họ cũng nhận thức nước sạch tốt hơn bởi v́ nước bẩn có thể truyền nhiễm bệnh tật. Người dân thường cho những nguyên nhân gây ô nhiễm nước là:
- T́nh trạng chăn nuôi gia cầm trên mặt nước (vịt) và gia súc thải phân xuống kênh rạch
- Các nhà xây trên kênh rạch, các gia đ́nh sống trên ghe thải phân trực tiếp xuống kênh rạch, cầu tiêu trực tiếp trên kênh rạch.
- T́nh trạng quăng bừa băi rác rưởi, súc vật chết, đồ dùng người chết xuống kinh rạch.
Các hiện tượng tự nhiên cũng được xem là nguyên nhân của ô nhiễm nước
- Nước mưa, nhất là nước mưa đầu mùa cuốn rác rưởi, phân trên mặt đất xuống kênh rạch.
- Hiện tượng thủy triều lên xuống làm khuấy động bùn trong kênh rạch.
- Cỏ chết, lá rụng tạo thành bùn trong kênh rạch: nạo vét ḷng sông, kênh sẽ làm giảm ô nhiễm.
Một phần trong nhân dân có hiểu biết về các bệnh truyền theo đường phân miệng: họ cho rằng dùng nước bẩn có khả năng gây các bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, kiết lị. Một bộ phận khác c̣n mơ hồ về các bệnh tật do nước: họ không kể được tên những bệnh do nước hoặc là kể sai, thí dụ như cảm sốt, nóng, ho. Tuy nhiên, dù có hiểu biết hay không, đa số người dân không nghĩ rằng các bệnh này là ưu tiên sức khỏe của họ. Những bệnh mà người dân cũng quy cho là do nước bẩn là huyết trắng, ngứa da. Nguyên nhân thường được quy cho là sự tiếp xúc với nước bẩn bị ô nhiễm phân súc vật, rác, cỏ,...
Điều trước tiên cần làm sáng tỏ là cầu tiêu ao cá không phải hoàn toàn là một tập quán lạc hậu. Nguyên nhân đầu tiên: theo quan điểm hiện đại về phát triển cộng đồng, hoàn toàn không có tập quán nào tiến bộ hơn tập quán nào, mà chỉ có tập quán thích ứng hay không thích ứng với điều kiện xă hội. Tập quán này thay thế tập quán kia không phải bởi v́ nó tiến bộ hơn mà nó đă thích ứng với hoàn cảnh đă thay đổi (adaptive change). Thêm vào đó trong quá khứ cho đến gần đây, cầu tiêu ao cá thực sự có tính thích ứng cao đối với môi trường. Điều này có thể thấy rơ bằng cách so sánh cầu tiêu ao cá với thói quen đi cầu trên đồng hoặc trong bụi rậm của nhân dân các dân tộc khác trong khu vực. Ở châu Âu, vào thế kỉ 19, mặc dù đă có hố xí dội nhưng chất thải vẫn thải trực tiếp ra sông mà không qua công đoạn xử lí. Vụ dịch tả nổi tiếng ở Luân đôn vào nửa sau thế kỉ 19 xảy ra do các nhà máy cấp nước lấy nước ở hạ lưu cống xả chất thải đủ cho thấy ư niệm cách ly cầu tiêu ao cá với nguồn nước 'tiến bộ' đến nhường nào trong bối cảnh một nước nông nghiệp nghèo. Hơn nữa, ở cầu tiêu ao cá, có xảy ra sự xử lí chất thải sinh học theo đường ái khí. Thực chất chất hữu cơ trong chất thải được hấp thụ bởi cá và được oxy hóa trong cơ thể cá bằng oxy ḥa tan trong nước. Do đó, cầu tiêu ao cá có rất ít mùi hôi. Các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt một phần trong quá tŕnh tiêu hóa và do thời gian lưu nước kéo dài của ao cá (cần nhớ rằng thời gian lưu nước của ao cá lớn hơn nhiều so với thời gian lưu nước của hầm ủ biogas hay bể tự hoại). Hiểu nhiên cầu tiêu ao cá cũng gây ô nhiễm nước ngầm nhưng chắc chắn gây ô nhiễm không nhiều hơn hố xí dội thấm. Nếu cầu tiêu ao cá thông với kênh rạch qua mương nhỏ th́ vi sinh vật cũng có thể đi vào nguồn nước. Tuy vậy cũng cần nhắc lại rằng sau khi qua bể tự hoại hoặc nước thải từ hầm ủ biogas cũng c̣n hiện diện rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Một đặc điểm rất quan trọng trong t́nh h́nh kinh tế hiện nay là cầu tiêu ao cá đ̣i hỏi rất ít chi phí. Thí dụ, ở Thái lan, hầu hết mọi gia đ́nh đă có cầu tiêu nhưng sau khi bị hư hỏng, họ lại đi cầu trên đồng (40% dân số nông thôn) (2). Việc sử dụng cầu tiêu tự hoại, cầu tiêu thấm đ̣i hỏi phải rút phân thường xuyên, điều này thực sự là gánh nặng kinh tế cho những người dân nghèo (ngoài chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hố xí). Trong tương lai sắp tới, cầu tiêu ao cá không c̣n thích hợp với tiến tŕnh công nghiệp hóa của đất nước và sự đi lên của đời sống người dân. Nhưng cũng cần phải nhắc lại những ưu điểm của cầu tiêu ao cá để ở một nơi nào đó, khi không có thể xây dựng phương tiện vệ sinh tốt hơn, cầu tiêu ao cá vẫn nên được duy tŕ một cách hạn chế để tránh các thói quen vệ sinh xấu hơn như đi cầu trực tiếp trên kinh rạch, trên đất rồi đổ xuống kênh rạch, trên đồng ruộng, v.v.
Thông thường người ta cho rằng các yếu tố sau ảnh hưởng đến sự chấp nhận xây dựng các phương tiện vệ sinh mới. Những yếu tố cản trở gồm có (a) nhân dân đă chấp nhận và quen thuộc tập quán vệ sinh cũ, (b) người dân có một quan tâm khác lớn hơn như làm sao có đủ nước sạch để uống, có đủ cơm ăn, áo mặc. Những yếu tố tạo thuận lợi cho viêc chấp nhận tập quán vệ sinh mới (c) cần sự kính đáo (đặc biệt đối với phụ nữ), (d) danh giá do sự sở hữu phương tiện đem lại (e) sự đông đúc của dân cư khiến người dân không thể đi tiêu ngoài đồng (f) quan tâm của người dân đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe. ở những vùng người dân không có cầu tiêu và có tập quán đi cầu trên ruộng (như hầu hết các dân tộc khác trong khu vực), do các yếu tố kể trên người dân dễ dàng nhận thức được ưu điểm của các biện pháp vệ sinh mới. Đối với vùng người dân sử dụng cầu tiêu ao cá, rơ ràng tồn tại đầy đủ các yếu tố cản trở và có ít yếu tố thuận lợi. V́ vậy cần phải thuyết phục lâu dài, người dân mới có thể từ bỏ cầu tiêu ao cá và chấp nhận phương tiện vệ sinh mới.
Đây là loại cầu tiêu rẻ tiền nhất. Nó thường được dùng trong những vùng thiếu nước. Kết cấu đơn giản, chủ yếu gồm một lỗ không tô trát, chỗ để chân, vách và mái để kín đáo. Tuy vậy, nó có nhiều khuyết điểm: thông thường người dân không thích bởi v́ khi đi cầu họ thấy ngay phân (của họ và những người khác), thường có mùi hôi, có ruồi. Có khả năng lây bệnh do ô nhiễm nước ngầm, do ruồi muỗi, chuột và trực tiếp do đạp lên đất có giun móc. Trẻ em (và cả người lớn) có khả năng bị lọt chân xuống hố nếu mặt bàn cầu không chắc và bị xói lở. Đặc biệt vấn đề mùi hôi và ruồi rất khó giải quyết. Ở châu Phi người ta đă thử nghiệm thành công cầu tiêu hố có cải tiến thông hơi để giảm thiểu vấn đề mùi hôi của cầu tiêu nhưng các thử nghiệm này ở Thái Lan lại không thành công (2). Hiển nhiên việc áp dụng loại cầu tiêu này ở vùng có nhiều kênh rạch như ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn không thích hợp, bởi v́ ngoài những lí do kể trên, mực nước ngầm ở vùng này cao gây ô nhiễm lan tràn cả về vi sinh lẫn hóa học, hơn nữa chung quanh khu vực đều là nguồn nước để uống nên nguy cơ ô nhiễm rất lớn.
Đây là loại cầu tiêu tương đối hợp vệ sinh, bởi v́ nó có nút chặn bằng nước ngăn mùi hôi và sự xâm nhập của côn trùng. Tuy vậy nó cũng có những khuyết điểm quan trọng (a) Chi phí xây dựng ban đầu cho cầu tiêu dội cao vượt quá khả năng kinh tế của người dân trung b́nh ở nông thôn Việt nam hiện nay (b) Nó cũng gây ô nhiễm y như cầu tiêu lỗ (c) Chất chứa trong cầu tiêu cần phải được rút bỏ thường xuyên. Đây quả thật là điều rất khó khăn đối với kinh tế của người dân. Hơn nữa, ở những vùng kinh rạch rất khó có xe đi vào tận nơi để rút chất chứa trong cầu tiêu. Việc thải bỏ chất chứa ra ngoài đồng ruộng cũng cực ḱ nguy hiểm bởi v́ nó vẫn có khả năng lây bệnh và thu hút côn trùng và chuột (d) bàn cầu phải ở trên mức lụt. Điều này khó thực hiện được đối với một số khu vực.
Cầu tiên này đ̣i hỏi chi phí đầu tư cao hơn cầu tiêu dội bởi v́ cần phải xây dựng 2 hầm cầu có tô trát kín. Do đó loại cầu tiêu này không gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Cầu tiêu này có mục tiêu phục hồi tài nguyên bằng cách để chất thải và nước thải được ủ hoai thành phân bón. Mặc dù loại cầu tiêu này và cầu tiêu 2 ngăn ủ hoai khô đă được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới (Trung quốc, ấn độ) và ở miền Bắc, cầu tiêu loại này khó có thể thâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long bởi v́ người dân ở đây không có tập quán dùng phân bắc. Do đó thật là phi lí nếu bỏ tiền để xây dựng hầm phân, tố trát kín để tích lũy chất thải rồi sau đó rút bỏ chất chứa trong đó (bởi v́ người dân không thích sử dụng chúng để bón ruộng). Cả hai loại hố xí khô hay ướt đều có khuyết điểm riêng: loại khô th́ gây mùi hôi, loại ướt có hiệu quả ủ hoai kém và do đó khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh kém. Việc thay đổi bệ xí cũng gây khó khăn trong việc sử dụng.
Hiển nhiên hầm ủ biogas là rất tốn kém và từ những kinh nghiệm của các nước trong khu vực, có thể thấy rằng việc ứng dụng biogas để xử lí chát thải sinh hoạt ở quy mô gia đ́nh là hoàn toàn không khả thi v́ các lí do sau (3):
- Chất thải sinh hoạt của gia đ́nh không thể cung cấp đủ nguyên liệu cho hầm ủ biogas
- Người dân không thích đụng đến phân, không thích dùng dùng chất chứa trong hầm ủ làm phân bón.
- Việc bảo tŕ hầm ủ biogas rất khó khăn: đ̣i hỏi hiểu biết kĩ thuật, sự quan tâm theo dơi, hầm và các ống dẫn không bị ăn ṃn, ḍ rỉ.
- Đối với gia đ́nh b́nh thường, họ không có nhu cầu cao về năng lượng. Củi khô thường đủ dùng để nấu nướng. Đa số các vùng nông thôn đă có điện (vùng chưa có điện th́ là vùng sâu, người dân quá nghèo nên việc xây dựng hầm ủ là không khả thi).
Kết quả cuộc vận động hầm ủ biogas cho thấy một tỉ lệ lớn hầm ủ bị bỏ phế. Hơn phân nửa người được phỏng vấn cho rằng họ làm hầm ủ biogas chỉ để vui ḷng các cán bộ tuyên truyền vận động. Lập luận trên là dành cho việc sử dụng biogas ở quy mô gia đ́nh, không có nghĩa rằng hầm ủ biogas không thể sử dụng trong công nghiệp hoặc gia đ́nh có chăn nuôi gia súc với quy mô lớn.
Về mặt vi sinh, hầm ủ biogsa không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi sinh gây bệnh.
Trong khu vực có nhiều kênh rạch của đồng bằng sông Cửu Long, ở quy mô gia đ́nh, biện pháp khả thi nhất hiện nay để thay thế cầu tiêu ao cá là xây dựng cầu tiêu dội thấm. Tuy vậy, để quyết định dứt khoát cần nghiên cứu thêm để xác định:
- Tải lượng ô nhiễm của cầu tiêu ao cá và cầu tiêu dội thấm
- Chi phí xây dựng ban đầu của cầu tiêu dội thấm
- Chi phí (thời gian, tiền bạc) bảo tŕ hàng ngày và chi phí rút bỏ chất chứa trong hầm cầu.
Cần nhớ rằng nếu chúng ta phá bỏ được cầu tiêu ao cá ở 10 gia đ́nh, thuyết phục được 9 gia đ́nh làm cầu tiêu dội thấm, để lại một gia đ́nh đi cầu trên kênh rạch hoặc trên ruộng, th́ nguy cơ ô nhiễm không những không giảm mà c̣n tăng lên.
Tuy nhiên, để cải thiện môi trường, biện pháp trước mắt có thể làm được, có hiệu quả và phù hợp với ḷng dân là:
- Vận động phá bỏ các cầu tiêu trên sông rạch
- Vận động người dân không vứt rác, súc vật chết bừa băi vào sông rạch
- Thuyết phục người dân nuôi vịt trên cạn, hướng dẫn và thuyết phục người dân ủ hoai phân súc vật thay v́ đổ xuống kênh rạch. Cưỡng bức các xí nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có phương tiện xử lí chất thải như biogas, v.v.
Trong t́nh h́nh kinh tế xă hội chưa cho phép vận động tất cả người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, điều quan trọng hàng đầu đẻ bảo vệ sức khỏe người dân khỏi các nguy cơ do môi trường đem lại là cung cấp đầy đủ nước sạch.
Các phương án sau được xem là có thể cung cấp nước sạch cho người dân: đào giếng sâu, giếng nông, xây dựng hệ thống cung cấp nước quy mô nhỏ với nguồn nước và nước ngầm hoặc nước bề mặt có xử lí bằng lọc nhanh hay lọc chậm, và hệ thống tàng trữ nước mưa. Trên thực thế, do tài nguyên nước dồi dào ở khu vực, người dân hầu như có thể có được nước bề mặt ở quanh nhà vào bất cứ lúc nào, rất khó thuyết phục họ phải chi phí thêm tiền bạc hoặc chuyên chở nước từ một ṿi nước công cộng cách nhà vài trăm mét - Cần lưu ư thêm ở khu vực này, do có nhiều kênh rạch việc vận chuyển nước từ ṿi nước công cộng qua các cầu khỉ là chuyện rất khó chấp nhận. Đối với khu vực nông thôn có mật độ dân cư cao, tập trung và kinh tế người dân phát triển, có thể tiến hành thí điểm hệ thống cấp nước quy mô nhỏ, nhưng điều này vẫn c̣n chưa khả khi với đa số dân cư.
Nước giếng sâu, như được tŕnh bày trong phần kết quả, không được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân (trong khu vực có nhiều kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long) bởi v́ người dân phải đi lấy nước xa. Về mặt kĩ thuật, đ̣i hỏi phải khoan đúng mạch nước (aquifer) mới có đủ số lượng nước không bị nhiễm bẩn, càn phải có chuyên viên bảo tŕ và chi phí đầu tư khá cao.
Giếng nông đ̣i hỏi đầu tư ít hơn và chi phí bảo tŕ thấp nhưng cũng có nguy cơ bị nhiễm bẩn và ngườidân phải mất thời gian đi lấy nước mỗi ngày.
Những lí do trên đồng thời với tập quán ưa thích nước mưa, khiến cho việc sử dụng những hồ chứa hoặc lu kiệu để chứa nước mưa là một biện pháp có thể thực hiện được. Hơn nữa, tập quán tàng trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô đă có trong nhân dân. Theo ước tính, một gia đ́nh có 6-7 người, chỉ cần một hồ chứa có dung tính 2m3 là có thể chứa đủ nước uống cho cả gia đ́nh trong suốt mùa khô. Khi không thể xây dựng hồ chứa lớn bằng bê tông, người dân có thể mua dần những lu kiệu để đáp ứng nhu cầu nước uống trong gia đ́nh, trước tiên là cho trẻ em. Nếu có chương tŕnh hỗ trợ về vốn (cho mượn tiền không tính lăi hoặc với lăi suất thấp) chương tŕnh sẽ được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân.
Về mặt kĩ thuật, hồ chứa c̣n cần được cải tiên một số mặt: điẻm đầu tiên là phải có nắp đậy (trên thực tế khảo sát hầu hết các hồ chứa và lu kiện ở nông thôn đều có nắp đậy) và phải đậy thường xuyên. Cần phải có ṿi nước (tốt nhất là bằng đồng) để lấy nước trong hồ chứa mà không cần mở, đậy nắp hồ và nhất là không làm nhiễm bẩn nước hồ bằng các vật dụng múc nước bị dơ. Cần phải lọc thô nước mưa trước khi vào hồ đẻ tránh các rác lớn như lá cây, gạch, đá v.v.
Cũng hoàn toàn logic nếu xét đến phương án xử lí nước bề mặt (nước sông) tại chỗ để phục vụ cho sinh hoạt gia đ́nh. Cần phải xét đến tính hiệu quả của các biện pháp xử lí như lắng tự nhiên, lắng phèn (đă có trong nhân dân) trước khi thuyết phục người dân chấp nhận những biện pháp xử lí triệt để hơn như lọc các nhanh v.v.
Biện pháp lắng tự nhiên không đ̣i hỏi công sức và chi phí vận hành bảo quản rất thấp. Thông thường nước sông để lắng tự nhiên trong một ngày có thể đủ sạch để dùng trong tắm giặt. C̣n có sự nghi ngờ về chất lượng nước sông lắng tự nhiên để uống. Tuy điều này cần phải được chứng minh bằng các xét nghiệm vi sinh học, nhưng rơ ràng với thời gian lưu nước trên 1 tháng, chắc chắn một lương lớn vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Biện pháp lắng phèn cũng hữu dụng khi nước có độ đục cao và không đ̣i hỏi thời gian nhiều. Cũng cần phải có xét nghiệm vi sinh học chứng minh về mặt định lượng nhưng rơ ràng sau khi lắng phèn, đại đa số vi sinh vật sẽ bị keo tụ và loại ra ngoài.
Sau khi lắng (tự nhiên hoặc lắng phèn) nước bề mặt trở nên chấp nhận được về mặt cảm quan đối với người dân, do đó chỉ có vấn đề tiêu chuẩn vi sinh là quan trọng. Như vậy trong những vùng này có cần thiết xây dựng một hệ thống xử lí hoàn chỉnh gồm: khuấy trộn phèn, keo tụ, lắng, lọc cát nhanh, chlor hóa hay không hay chỉ càn chlor hóa nước uống bằng chloramine ở tại gia đ́nh. Đây cũng là một câu hỏi cần được các nghiên cứu tiếp theo giải quyết.
Đối với vùng có nhiều kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều vấn đề môi trường có thể và cần được giải quyết ngay như các cầu tiêu trên kênh rạch, nạn quăng rác, vật dụng bừa băi xuống kênh rạch và quản lí tốt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cầu tiêu ao cá tỏ ra cũng thích ứng được với t́nh h́nh sinh thái ở khu vực: không có mùi hôi, không thu hút ruồi, chuột và không đ̣i hỏi chi phí vận hành và bảo quản, phù hợp với tập quán lâu đời của nhân dân, và cũng có khả năng xử lí chất thải ở một mức độ nhất định. Điều quan trọng hiện nay là khảo sát tải lượng ô nhiễm của các loại cầu tiêu cũng như phân tích chi phí hiệu quả của việc xây dựng các loại cầu tiêu.
Ở 2 khu vực được khảo sát, tài nguyên nước là sẵn có: nước mưa và nước bề mặt. Nước mưa có chất lượng tốt và nếu có bể chứa sẽ cung cấp đủ nước uống cho người dân. Nước bề mặt thường được xử lí bằng cách lắng tự nhiên và lắng phèn. Cần khảo sát thêm chất lượng vi sinh của nước sau khi đă lắng để đề xuất biện pháp xử lí triệt để hơn.
Cảm tạ: Chúng tôi muốn bày tỏ sự tri ân tới Ban Giám Đốc trung tâm sức khỏe cộng đồng tỉnh Long An, tới Khoa Y, Đại học Cần thơ, tới chính quyền và nhân dân xă Giai Xuân, Cần thơ và Xă Nhật Ninh, Long An đă hỗ trợ chúng tôi về phương diện tổ chức để tiến hành khảo sát.
1. Carl-Harris J. Enviroment and Health in: Mukhopadhyay A. (ed) State of India's Health. New Delhi, Voluntary Health Association of India, 1992, pp.87-129
2. National economic and social development Board. Masterplan for rural water supply and sanitation in Thailand, Bangkok, Asian Institute of Technology, 1985.
3. Tam DM, Thanh NC. Biogas technology in developing countries: an overview of perspectives. Environmental sanitation reviews, 9(1982)