Chỉ dẫn: Bộ môn > Nghiên cứu 

ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ ĐO V̉NG CHU VI CÁNH TAY VÀ CHU VI V̉NG ĐẦU Ở TRẺ EM TỪ 25 ĐẾN 40 THÁNG TUỔI

Đỗ Văn Dũng*

Tóm tắt:

Nghiên cứu được tiến hành  trên 69 trẻ tuổi từ  25 đến 40 tháng của lớp cơm thường trường mầm non 23 tháng 11, huyện Hóc môn nhằm ước lượng độ tin cậy đo-đo lại của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu  bằng cách tính hệ số tương quan nội lớp của 2 lần đo độc lập, cách nhau 1 tuần. Độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu là 0,84 và 0,90. Kết quả này  cho thấy có thể sử dụng người không chuyên để đo lường hai số đo này một cách thuận lợi. Kết quả cũng cho thấy việc đo lường  kích thước mô đàn hồi thường có độ tin cậy thấp và cần phải được chú ư nhiều hơn trong việc tập huấn kĩ thuật đo nếu muốn cải thiện độ tin cậy. Chúng tôi cũng đề nghị chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu có thể làm tṛn đến 0,5 cm mà không ảnh hưởng nhiều đến độ tin cậy.


Reliability’s of Measurements of Mid-arm circumference and Head circumference among children aged from 25 to 40 months

Đỗ Văn Dũng

This study was conducted on 69 children aged from 25 to 40 months of the class of ordinary rice of the kindergarten named 23 November of Hocmon District to estimate the test-retest reliability’s of measurements of mid-arm circumference and head circumference by calculating the intra-class correlation coefficient of 2 independent measures of one week apart.  The test-retest reliability’s of measurements of mid-arm circumference and head circumference are 0.84 and 0.90, respectively. The result showed that measurement could be made satisfactorily by the unskilled. The result also showed that reliability’s of measurements of elastic structures are lower and there are more effort needed in training if the reliability’s of those are to be improved. We also suggest the measurements of mid-arm circumference and head circumference could be rounded to 0.5 cm without jeopardizing the reliability’s.

Đặt vấn đề:

Chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng  đầu là những số đo nhân trắc thường được sử dụng trong đánh giá t́nh trạng dinh dưỡng của trẻ em, đặc biệt ở những trẻ em tuổi nhà trẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, chu vi ṿng cánh tay được xem là một kĩ thuật học thích hợp, có thể được sử dụng dễ dàng bởi nhân viên sức khỏe cộng đồng nhằm mục đích đánh giá nhanh t́nh trạng dinh dưỡng của trẻ và sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao cần được can thiệp tức thời (Ebrahim và Hofvander, 1985). Tuy vậy, độ tin cậy của những số đo này, đặc biệt là những số đo được thu thập bởi những nhân viên sức khỏe cộng đồng, chưa được minh xác bởi các nghiên cứu khoa học. V́ vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi thử ước lượng độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu được thực hiện bởi người không chuyên nghiệp nhằm xem những số đo này có thích hợp để được những nhân viên sức khỏe cộng đồng sử dụng hay không,, cũng như nhằm rút ra những khuyến cáo trong kĩ thuật đo đạc.

Phương pháp và vật liệu

Nghiên cứu này nhằm đánh giá độ độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu bằng phương pháp đo và đo lại (test-retest reliability), được tiến hành trên 69 trẻ trong lớp cơm của nhà trẻ 23 tháng 11, thị trấn Hóc môn, Huyện Hóc môn. Một giáo viên của trường được tập huấn về kĩ thuật đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu bằng cách đọc hướng dẫn kĩ thuật đo và được người nghiên cứu nhấn mạnh một số điểm then chốt trong hướng dẫn kĩ thuật. Sau đó người giáo viên tiến hành đo lần một và ghi nhận số đo của những đứa trẻ trong lớp (ngày 14/4/1997). Sau đó một tuần (ngày 21/4/1997), người giáo viên tiến hành đo lần hai, không tham khảo số đo lần một và ghi nhận kết quả.

Phương pháp đo được cải biên từ Nguyễn Quang Quyền (1974) và Ebrahim và Hofvander (1985),  và được tiến hành cụ thể như sau:

- Số đo chu vi ṿng cánh tay: Dụng cụ đo được sử dụng là thước dây bằng nilon của thợ may với khoảng chia 1 mm. Đo lường được tiến hành với đứa trẻ ở tư thế đứng với hai tay buông thơng. Dùng mắt áng chừng để t́m điểm giữa của cánh tay trái. Chu vi ṿng cánh tay được đo theo mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm giữa của cánh tay trái và được ghi nhận với độ chính xác 1 mm.

- Số đo chu vi ṿng đầu: công cụ đo được sử dụng là thước dây bằng nilon của thợ may với khoảng chia 1 mm. Chu vi ṿng đầu được đo khi đứa trẻ ở tư thế đứng. Chu vi ṿng đầu được đo theo mặt phẳng nằm ngang và đi qua ụ trán của trẻ và được ghi nhận với độ chính xác  1 mm.

Độ tin cậy được tính là độ tin cậy đo-đo lại (test-retest reliability), về mặt lí thuyết đó chính là hệ số tương quan trong lớp (intra-class correlation coefficients) của hai lần đo. Độ tin cậy R được tính theo công thức sau (Streiner và Norman, 1989):

             

Trong đó

            s2pat­ :phương sai của số đo thực sự của các đối tượng

            s2obs­ :phương sai của hai lần đo

            s2err­ :phương sai sai số

Các phương sai được ước lượng theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Số liệu được nhập vào máy bằng phần mềm EPI-INFO và được phân tích thống kê bởi phần mềm STATA. Các thống kê được ước lượng với 95% độ tin cậy.

Kết quả

1. Dân số nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên những học sinh lớp cơm thường của nhà trẻ và trường mẫu giáo 23 tháng 11, Hóc môn. Có 69 trẻ được đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi đầu ở cả hai lần khảo sát gồm 24 trẻ gái (35%) và 45 trẻ nam (65%). Tuổi trung b́nh (± Độ lệch chuẩn) của những trẻ này là 33,25 (±4,61) tháng.

2. Thống kê số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi đầu:

Bảng 1 tŕnh bày kết quả tóm tắt của kết quả đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi đầu của 69 trẻ. Kết quả cho thấy không có sự sai lệch hệ thống giữa hai lần đo (p=0,14 đối với số đo chu vi ṿng cánh tay và p=0,79 đối với số đo chu vi ṿng đầu).

Bảng 1 Kết quả tóm tắt số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu của 69 trẻ, được đo 2 lần cách nhau 1 tuần.



Số đo

Lần 1

Trung b́nh
(±Độ lệch chuẩn)

Lần 2

Trung b́nh
(±Độ lệch chuẩn)

Kiểm định sự bằng nhau của trung b́nh hai lần đo

Chu vi ṿng cánh tay

15,0 cm
(±1,0 cm)

15,3 cm
(±1,0 cm)

p=0,14

Chu vi ṿng đầu

48,8 cm
(±1,5 cm)

48,8 cm
(±1,4 cm)

p=0,79

3. Độ tin cậy đo-đo lại của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu.

Dựa theo phương pháp tính độ tin cậy được tŕnh bày trong Streiner và Norman (1989) độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu là 0,87 và 0,90.


 

Bảng 2 Độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu được ước lượng theo hệ số tương quan Pearson, hệ số tương quan nội lớp và độ tin cậy của trung b́nh của số đo

 

Chu vi ṿng cánh tay

Chu vi ṿng đầu

Hệ số tương quan Pearson giữa hai lần đo (± Độ lệch chuẩn)

0,84(±0,027)

0,90(±0,016)

Độ tin cậy đo-đo lại
(Hệ số tương quan nội lớp)

0,84

0,90

Độ tin cậy của trung b́nh 2 lần đo

0,91

0,94

Bàn luận và kiến nghị

Độ tin cậy của số đo chu vi ṿng cánh tay là 0,84 và của số đo chu vi ṿng đầu là 0,90. Đối chiếu với đề nghị về độ tin cậy tối thiểu cần thiết để có thể ra quyết định về cá nhân là 0,85 (Weiner và Stewart, 1984), chúng ta có thể kết luận cho phép sử dụng những người không chuyên được huấn luyện tối thiểu để đo lường chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu nhằm đánh giá về t́nh h́nh dinh dưỡng của cá nhân trẻ một cách thuận lợi.

Một nhận xét có thể rút ra được ở đây là độ tin cậy của chu vi ṿng đầu cao hơn hẳn chu vi ṿng cánh tay. Điều này là điều có thể trông đợi bởi v́ có nhiều thuận lợi hơn trong việc đo lường chu vi đầu: có cột mốc giải phẫu rơ rằng hơn (ụ trán); hộp sọ là một khối cứng không đàn hồi. Một kiến nghị có thể rút ra từ nghiên cứu này là để những số đo nhân trắc có độ tin cậy tương đương nhau, cần dành nhiều thời gian hơn trong tập huấn kĩ thuật đo đạc những cấu trúc đàn hồi so với việc đo đạc những cấu trúc cứng như hộp sọ.

Một nghiên cứu thực nghiệm về việc làm tṛn các số đo cho thấy việc làm tṛn số đo (đó chính là việc chia một thang đo liên tục thành nhiều nhóm) làm giảm tính tin cậy của đo đạc (Nishisato và Torii, 1970). Độ tin cậy bị giảm đáng kể nếu độ tin cậy ban đầu của phép đo càng cao và số nhóm sau khi được làm tṛn càng ít. Tác giả chứng minh rằng với độ tin cậy ban đầu là 0,9, việc phân nhóm thành 7 hay nhiều nhóm trở lên làm giảm rất ít độ tin cậy nhưng việc phân nhóm thành ít hơn 7 nhóm sẽ làm giảm độ tin cậy rất đáng kể. Nếu chúng ta giả định chu vi ṿng cánh tay và chu vi ṿng đầu có phân phối b́nh  thường th́ 95% các số đo sẽ nằm trong phạm vi ± 2 độ lệch chuẩn. Do đó đa số số đo chu vi ṿng cánh tay dao động với biên độ 4 cm (từ 13 cm đến 17 cm) và chu vi ṿng đầu sẽ dao động với biên độ 6 cm (từ 45,8 cm đến 51,8 cm) (xem Bảng 1). Trên lí thuyết việc đo chu vi ṿng cánh tay  và ṿng đầu sẽ có độ tin cậy tối đa nếu số đo được ghi nhận với độ chính xác 1 mm. Nhưng trên thực tế, rất điều này rất khó thực hiện nếu việc đo đạc được thực hiện bởi nhân viên sức khỏe cộng đồng. Từ nghiên cứu này và từ khuyến nghị của Nishisato và Torii, chúng tôi thấy việc làm tṛn đến 0,5 cm - tương đương với việc chia số đo làm 8 hoặc 12 nhóm - là hợp lí bởi v́ nó chỉ gây ảnh hưởng tối thiểu lên độ tin cậy của đo đạc. Việc làm tṛn đến 1 cm là không thỏa đáng bởi v́ nó sẽ làm giảm độ tin cậy của phép đo một cách đáng kể.

Kết quả của nghiên cứu này cũng minh họa một vấn đề thường  gặp trong lí thuyết đo lường: mặc dù sử dụng hệ số tương quan Pearson để ước tính độ tin cậy của đo lường lai sai về mặt lí thuyết, trong thực tiễn hệ số tương quan Pearson và hệ số tương quan trong lớp (độ tin cậy đo-đo lại) cho kết quả bằng số tương tự nhau (Bảng 2),  nhất là khi sai số đo lường chủ yếu là sai số ngẫu nhiên.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Ebrahim, G.J. và Hofvander, Y. (Eds): Primary Health care in Vietnam : Child health and its promotion. Health Service of Hochiminh city, Hochiminh city, 1984.

  2. Nguyễn Quang Quyền: Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt nam. Nhà xuất bản y học, Hà nội, 1994.

  3. Nishisato, N. và Torii, Y:Effect of categorizing  continuous normal distributions on the product-moment correlation. Japanese Psychological Research, 13: 45-49, 1970

  4. Streiner, D.L. và Norman, G.R.: Health measurment scales: A practical guide to their development and use. Oxford medical publication, Oxford, 1989.

 


 

* Bộ môn Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí MInh