Chỉ dẫn: Bộ môn > Nghiên cứu 

Kiến thức nuôi và chăm sóc con ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh năm 2001

Hà Ngọc Linh[1], Đỗ Văn Dũng[2]

Tóm tắt

Một nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 611 bà mẹ được tiến hành nhằm  đánh giá mức độ hiểu biết của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.  Kết quả cho thấy tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chiếm vào khoảng 70%. Tỉ lệ bà mẹ được tham dự các buổi tuyên truyền  là 63,7% . Các yếu tố như nghề nghiệp, tŕnh độ học vấn và số con có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của bà mẹ

Một số lănh vực kiến thức về cho con bú, các nội dung chế độ ăn trong thai ḱ,  tăng cân trong thai ḱ, lần đầu cho trẻ bú, chế độ cho trẻ bú ở < 4 tháng, chế độ ăn khi trẻ bệnh cần được tăng cường tuyên truyền, đặc biệt cho các bà mẹ nội trợ. H́nh thức tuyên truyền thích hợp là nhóm nhỏ, nhóm nhỏ thực hành và tham vấn. Nội dung cần gắn liền với nhu cầu thiết thực của bà mẹ.

Abstract

Knowledge of mothers of under-five children about child care in District 12 of Hochiminh city in 2001

A cross-sectional study was carried out in 2001 to evaluate the knowledge of mothers having under-five children in district 12 of Hochiminh city. The results showed that 70% of mothers had good knowledge of child care was about and 63,7% mothers had been attended educational sessions for child care. Occupation, educational level and number of children of mothers influenced their level of knowledge.

Several field of knowledge such as breast feeding and knowledge items such as nutrition during pregnancy, weight gain in pregnancy, breast feeding for under 4 month infants, feeding for sick child should be addressed especially for housewife mothers. The educational sessions should be in appropriate format such as small group teaching, small group demonstration and personal counseling. The content should be link with the current need of the mother.

 

Mở đầu

Trong những năm qua việc thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đă được đạt nhiều thành quả to lớn, đặc biệt là thành quả chăm lo sức khoẻ trẻ em. Tỉ suất chết trẻ em giảm từ 43,3‰ vào năm 19951 xuống c̣n 36,7‰  năm 1999.2 Công tác pḥng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 vào  năm 1995 là 44,9% giảm xuống chỉ c̣n 33,8% vào năm 1999.1 Đây là kết quả của tác động của chương tŕnh y tế quốc gia cùng với sự tăng cường nhận thức về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, màng lưới cộng tác viên dinh dưỡng đă được thiết lập trên toàn địa bàn và đă góp phần vào việc nâng cao kiến thức người dân và đóng góp vào thành quả hạ thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của quận từ 28,9% vào năm 1997 xuống c̣n 15,6% vào năm 2000.

Trong giai đoạn sắp tới, cần đẩy mạnh hơn nữa tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ là rất cần thiết. Hiện nay tại quận 12 chưa có số liệu nào phản ánh hiểu biết của người dân về việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng như chưa có thông tin về đối tượng ưu tiên cần tập trung tuyên truyền giáo dục. V́ vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu xác định tỉ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức tốt về lănh vực nuôi dưỡng và chăm sóc con, sự liên quan giữa mức độ hiểu biết và các yếu tố khác như tuổi, số con, tŕnh độ học vấn và nghề nghiệp cũng như xác định các nguồn và h́nh thức tuyên truyền phù hợp cho các bà mẹ, nhằm góp phần cải thiện hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng xuống thấp hơn trong điều kiện nguồn lực có được hiện này.

Phương pháp

Nghiên cứu được tiến hành với thiết kế cắt ngang trên dân số mục tiêu gồm các bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc đang mang thai và cư ngụ tại quận 12 và thu thập các thông tin về kiến thức về chăm sóc thai sản, về việc cho trẻ bú mẹ, về việc cho con ăn dặm, về chăm sóc trẻ khoẻ và trẻ bệnh cũng như các thông tin về nguồn thông tin và h́nh thức tuyên truyền phù hợp cho bà mẹ.

Cỡ mẫu nghiên cứu gồm 600 bà mẹ được dùng để ước lượng một tỉ lệ bất ḱ với độ chính xác của khoảng tin cậy 95% nhỏ hơn 0,05 cho phương pháp lấy mẫu cụm với hệ số thiết kế là 1,5. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn cụm ngẫu nhiên đơn gồm 20 cụm với đơn vị cụm là tổ dân phố.  Các cụm được chọn bằng phương pháp lấy mẫu hệ thống. Ở mỗi tổ dân phố, điều tra tất cả các bà mẹ có ít nhất một con dưới năm tuổi hoặc đang mang thai đang thường trú hay tạm trú trên 6 tháng. Trong trường hợp người mẹ bị bệnh tâm thần, đang nằm viện hay đi làm xa sẽ không được đưa vào mẫu nhiêu cứu.

Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với phiếu câu hỏi có cấu trúc. Điều tra viên là 10 nhân viên  trạm y tế của 10 phường trong quận được các tổ trưởng tổ dân phố sẽ thực hiện việc phỏng vấn dưới sự giám sát của pḥng sức khoẻ trẻ em quận 12. Để cải thiện chất lượng số liệu, tất cả các giám sát viên và điều tra viên đều được tập huấn và được tham gia quá tŕnh điều tra thử và các điều tra viên không thực hiện phỏng vấn tại địa phương ḿnh đang công tác. Để giảm thiểu sai lệch chọn lựa, việc chọn tổ dân phố để điều tra được tiến hành bởi một bác sĩ nghiên cứu duy nhất (HNL) và tại mỗi tổ dân phố, tất cả các bà mẹ đều được phỏng vấn và thực hiện đối chiếu danh sách điều tra với danh sách phụ nữ trong tổ để không có bà mẹ bị bỏ sót không phỏng vấn.

Số liệu được nhập vào máy tính và xử lí bằng phần mềm Epi-Info.3 Việc phân tích bao gồm mô tả các đặc tính dân số của các bà mẹ, xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc thai sản, về việc cho trẻ bú mẹ, về việc cho con ăn dặm, về chăm sóc trẻ khoẻ và trẻ bệnh, tỉ lệ các h́nh thức tuyên truyền được cho là phù hợp. Để t́m mối tưong quan giữa đặc tính dân số và mức độ hiểu biết, bảng 2 x2 được sử dụng với kiểm định c2 với ngưỡng của mức ư nghĩa là 0,05.

Kết quả

1. Mô tả đặc tính dân số của các bà mẹ

Đặc tính dân số của các bà mẹ được tŕnh bày trong bảng 1. Phần lớn các bà mẹ được điều tra thuộc nhóm tuổi từ 20-29 tuổi (53,8%) và 30-39 tuổi (39,1%). Đa số các bà mẹ là nội trợ hay lao động không có chuyên môn, tŕnh độ học vấn phổ biến là cấp II và có từ 1-2 con.

Bảng 1. Đặc tính tuổi, nghề nghiệp, tŕnh độ học vấn và số con của 611 bà mẹ được điều tra

Đặc tính

Tần suất

Tỉ lệ phần trăm

Tuổi:

            <20

            20-29

            30-39

            ³ 40

 

7

329

244

31

 

1,1

53,8

39,1

5,1

Nghề nghiệp:

            Công nhân viên chức

            Công nhân lao động

            Nội trợ

            Khác

 

38

186

305

82

 

6,2

30,4

49,9

13,4

Tŕnh độ học vấn:

            Cấp 1

            Cấp 2

            Cấp 3

 

87

358

166

 

14,2

58,6

27,2

Số con

            Mang thai con so

            1-2 con

            ³ 3 con           

 

57

513

41

 

9,3%

84%

6,7%

2. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về chăm sóc trẻ đạt

Có 4 lănh vực kiến thức của bà mẹ được thăm ḍ: chăm sóc thai ḱ, cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn dặm và chăm sóc trẻ khoẻ và bệnh. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc trẻ là cao nhất 81,8% và tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về cho con bú là thấp nhất 62% (Bảng 2)

Bảng 2. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về các lănh vực và nội dung khảo sát (n=611)

Lănh vực

Tỉ lệ đạt

Nội dung khảo sát

Tỉ lệ đạt

Chăm sóc thai

75,5%

- Khám thai

- Chế độ ăn trong thai ḱ

- Tiêm VAT

- Tăng cân/thai ḱ

-Viên sắt

90,2%

52,2%

59,9%

54,4%

78,4%

Cho trẻ bú mẹ

62,0%

- Lần bú đầu

- Thời gian cai sữa

- Số lần bú trong ngày (< 4 tháng)

- Chế độ ăn khi cho con bú

- Chế độ bú ở trẻ < 4 tháng

50,6%

60,4%

80,9%

78,6%

26%

Cho trẻ ăn dặm

73,0%

- Thời điểm tập ăn dặm

- Số nhóm thức ăn

- Số lần ăn (trẻ 1-3 tuổi)

- Chế độ ăn trẻ bệnh

- Cách chế biến thức ăn

66,8%

84,0%

56,8%

46,3%

81,2%

Chăm sóc trẻ

73,5%

- Loại bệnh tiêm chủng

-Cân trẻ định ḱ

- Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

- Chăm sóc trẻ sốt

- Vitamin A

84,8%

82,0%

73,6%

83,0%

73,2%

 

3. Mối liên quan giữa đặc tính dân số và tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt trong các lănh vực chăm sóc và nuôi duỡng con

Sử dụng bảng 2 x2 với phép kiểm c2 cho thấy không có sự tương quan của nhóm tuổi với việc có kiến thức tốt trong các lănh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên  có sự tương quan rất chặt chẽ giữa nghề nghiệp của mẹ, tŕnh độ học vấn người mẹ và số con của bà mẹ với tất cả các lănh vực chăm sóc và nuôi dưỡng con (Bảng 3).

Bảng 3. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đạt trong các lănh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong dân số chung và trong các dân số có có tỉ lệ kiến thức tốt c̣n thấp. Tỉ lệ được gạch dưới là tỉ lệ thấp nhất trong các nhóm bà mẹ của biến số đó (Thí dụ 69,5% là tỉ lệ có kiến thức đúng thấp nhất trong các nhóm bà mẹ phân theo biến số nghề nghiệp – Nói khác đi bà mẹ có nghề nghiệp nội trợ có kiến thức kém nhât về chăm sóc thai)

 

Chăm sóc thai

Cho trẻ bú

Cho ăn dặm

Chăm sóc trẻ

Dân số chung

75,5%

62%

73%

81,8%

Nội trợ

69,5%

59,3%

66,9%

78,3%

Công nhân †

77,4%

57,5%

72%

80,1%

Cấp 1

68,9%

35,6%

26,4%

41,4%

³ 3 con ‡

53,6%

48,8%

58,5%

75,6%

Mang thai con so ‡

71,9%

38,6%

64,9%

66,7%

† Nh́n chung có kiến thức cao hơn các bà mẹ nội trợ ngoại trừ trong lănh vực kiến thức cho con bú

‡  Các bà mẹ có trên ba con có kiến thức kém về chăm sóc thai và cho trẻ ăn dặm; bà mẹ có con so có kiến thức kém hơn về việc cho trẻ bú và chăm sóc trẻ.

4. H́nh thức tuyên truyền phù hợp

Bảng 4. Đánh giá bà mẹ về các nguồn thông tin (n=611)

Nguồn thông tin

Tỉ lệ bà mẹ đánh giá là nguồn cung cấp thông tin

Quan trọng

T́m đến khi cần thiết

Ông bà, cha mẹ

73,6%

20,8%

Bạn bè hàng xómg

32,5%

0,5%

Nhân viên y tế

74,6%

66,0%

Công tác viên, hội phụ nữ

43,2%

7,7%

Sách báo tài liệu

58,1%

4,3%

Ti vi đài phát thanh

43,9%

0,8%

Có hai nguồn thông tin được đánh giá là quan trọng nhất là nhân viên y tế (74,6%) và ông bà cha mẹ (73,6%). Tuy nhiên khi cần thiết đa số bà mẹ t́m kiếm nguồn thông tin từ các nhân viên y tế (66%).

Có 36,3% bà mẹ đă dự một buổi tuyên truyền và phần lớn các bà mẹ cho rằng tuyên truyền nhóm nhỏ (21,4%) , hướng dẫn thực hành (33,4%) hay tham vấn (25,2%) là các h́nh thức tuyên truyền phù hợp nhất.

Bàn luận

Tính đại diện của dân số

Đặc tính dân số của phụ nữ được điều tra phản ánh tính đại diện của dân số nghiên cứu cho khu vực đô thị phát triển ở mức độ thấp. Tỉ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 20-29 chiếm tỉ lệ cao nhất phù hợp với kết quả tổng điều tra dân số cho thấy tỉ suất mắn để đặc hiệu theo tuổi cao nhất ở nhóm từ 20-24 tuổi (ở nông thôn) và 25-29 (ở khu vực đô thị).4 Tỉ số số bà mẹ giữa nhóm tuổi 20-29 và 30-39 không vượt quá 2 là phù hợp cho mẫu đại diện các bà mẹ trong điều tra ở vùng đô thị. Tỉ lệ cao các bà mẹ có tŕnh độ văn hoá cấp II và tỉ lệ cao bà mẹ có nghề nghiệp phi nông nghiệp cũng phù hợp cho một nghiên cứu ở đô thị. Tuy nhiên tỉ lệ phụ nữ có nghề chuyên môn (6%) c̣n thấp thể hiện đây là sự phát triển của vùng này c̣n chưa cao.

Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc và nuôi dưỡng con

Ở hầu hết các lănh vực kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng con, tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức đạt chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ 70%. Ở lănh vực kiến thức về cho con bú tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đạt chỉ chiếm 62% và đây là điểm cần quan tâm bởi v́ việc cho trẻ bú mẹ chiếm vai tṛ then chốt trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Các nội dung mà các bà mẹ ít nắm vững bao gồm : Chế độ ăn trong thai ḱ,  tăng cân trong thai ḱ, lần đầu cho trẻ bú, chế độ cho trẻ bú ở < 4 tháng, chế độ ăn khi trẻ bệnh. Đây là những nội dung cần phải được tập trung tuyên truyền trong trong thời gian sắp tới. Bà mẹ có hiểu biết tốt về số lần khám thai họ đă trải qua việc khám thai và được nhân viên y tế nhắc nhở thường xuyên về việc này. Kiến thức của bà mẹ về cách thức chế biến thức ăn cho trẻ, các nhóm thức ăn , các loại bệnh tiêm chủng, cách chăm sóc trẻ sốt và cân theo dơi định ḱ cũng tương đối tốt. Có lẽ do đây là những kiến thức bà mẹ nhận được trực tiếp từ nhân viên y tế.

Một kết quả hợp lí của nghiên cứu là không có mối liên hệ giữa kiến thức về nuôi và chăm sóc trẻ với tuổi tác của người mẹ mà lại có liên hệ với tŕnh độ học vấn (thể hiện mức độ kiến thức tổng quát), số con (thể hiện kinh nghiệm của bà mẹ về số con) và nghề nghiệp (thể hiện mức độ giao tiếp xă hội). Sự tương quan giữa kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ với tŕnh độ học vấn là trực tiếp và dễ dàng lí giải. Sự ảnh hưởng của nghề nghiệp và số con lên kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có lí giải phức tạp hơn.

Trên lí thuyết bà mẹ với nghề nghiệp là nội trợ ít có cơ hội tiếp xúc với y tế và với các nguồn thông tin khác nên có kiến thức kém và điều này được thể hiện trong kết quả điều tra ở bảng 3. Tuy nhiên ở nhóm công nhân, mặc dù có sự tiếp cận xă hội rộng hơn nhưng do đ̣i hỏi của công việc đă hạn chế kinh nghiệm cho trẻ bú mẹ, và kiến thức của về cho con bú mẹ c̣n kém hơn ở bà mẹ nội trợ là người có điều kiện thuận lợi nhất để cho con bú.

V́ vậy ngành y tế cần tăng cường tiếp cận bà mẹ có nghề nghiệp nội trợ và đồng thời đẩy mạnh giáo dục về việc cho con bú cho công nhân lao động. Cần sự hợp tác liên nghành trong chăm sóc trẻ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công nhân trong việc cho con bú.

Nhóm bà mẹ có 1 đến 2 con có kiến thức tốt nhất về chăm sóc trẻ. Ở nhóm bà mẹ mang thai con so có kiến thức về chăm sóc thai tốt hơn nhóm bà mẹ có từ 3 con trở lên do nhóm bà mẹ này đang mang thai và chăm sóc tốt thai là vấn đề quan tâm của họ. Trong khi đó các bà mẹ có từ 3 con trở lên lại có kiến thức tốt hơn về việc chon con bú và chăm sóc trẻ bởi v́ họ đă có kinh nghiệm tốt hơn về vấn đề này.  Ở nhóm bà mẹ có từ 3 con trở lên, tỉ lệ có hiểu biết đúng về việc cho ăn dặm c̣n thấp chứng tỏ việc cho ăn dặm trên thực tế c̣n chưa phù hợp với kiến thức cần truyền đạt. V́ vậy trong nội dung tuyên truyền cần chú trọng hơn nữa về lănh vực cho con ăn dặm, gắn liền kiến thức với thực tiễn. 

3. Nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ

Các bà mẹ cần sự hướng dẫn và cung cấp thông tin từ ông bà cha mẹ (73,6%) và nhân viên y tế (74,6%). Bên cạnh đó, tỉ lệ bà mẹ nhận được nguồn thôngtin từ các cộng tác viên chương tŕnh suy dinh dưỡng hay đoàn thể chỉ chiếm 43,2%. Có thể do hoạt động của mạng lưới c̣n chưa được tốt hoặc do người mẹ thường chỉ nhớ những nguồn kiến thức mà họ có thái độ tôn trọng. 

Về nguồn cung cấp thông tin bà mẹ cần đến trước nhất, bà mẹ thường có ư muốn trao đổi với nhân viên y tế khi cần (66%) hoặc từ bố mẹ (20,8%). Điều này cũng có thể lí giải do hoạt động tốt của y tế địa phương nhưng không thể loại trừ hiện tượng sai lệch do lịch thiệp bởi v́ các điều tra viên là người của ngành y tế.

Số bà mẹ dự buổi tuyên truyền giáo dục về cách nuôi con chỉ mới có 63,7% c̣n lại 1/3 bàmẹ chưa được tham dự tuyên truyền mà phổ biến trong nhóm này là các bà mẹ là nội trợ, chưa có con hoặc đă có nhiều con. Đây là nhóm phụ nữ mà chương tŕnh tuyên truyền cần phải tăng cường tiếp cận. Các bà mẹ thích nhất h́nh thức tuyên truyền nhóm nhỏ và nhóm nhỏ thực hành, kế đến là tham vấn. Những bà mẹ có tŕnh độ văn hoá cao cũng thích những thông tin đem lại qua kênh sách báo.

Tóm lại, ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh là một khu vực đô thị đang phát triển tỉ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chiếm vào khoảng 70%. Tỉ lệ bà mẹ được tham dự các buổi tuyên truyền  là 63,7%. Một số lănh vực kiến thức về cho con bú, các nội dung chế độ ăn trong thai ḱ,  tăng cân trong thai ḱ, lần đầu cho trẻ bú, chế độ cho trẻ bú ở < 4 tháng, chế độ ăn khi trẻ bệnh cần được tăng cường tuyên truyền với h́nh thức thích hợp như nhóm nhỏ, nhóm nhỏ thực hành và tham vấn. Các nội dung tuyên truyền cần gắn liền với nhu cầu thiết thực của bà mẹ và nên tăng cường tiếp cận cho nhóm bà mẹ là nội trợ.

 

Tài liệu tham khảo

1. Điều tra nhân khẩu học giữa ḱ. Kết quả chủ yếu – điều tra nhân khẩu học giữa ḱ. Hà nội, nhà xuất bản thống kê, 1995

2 Bộ Y tế. Niên giám thống kê y tế 1999. Pḥng thống kê tin học - Bộ Y tế, Hà nội, 1999.

3. Dean AG, Dean JA, Coulombier D, Brendel KA, Smith DC, Burton AH, Dicker RC, Sullivan K, Fagan RF, Arner TG. Epi Info, Version 6: A Word-Processing, Database, and Statistics Program for Public Health on IBM-compatible Microcomputers. Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, Georgia, U.S.A., 1995.

4. Central census steering commitee. 1999 population and housing census: sample results. Hà nội, Thế Giới Publishers, 2000

 


 

[1] Bác sĩ chuyên khoa 1. Trung tâm y tế quận 12 TP Hồ Chí Minh

[2] Tiến sĩ, Bác sĩ, Giảng viên Bộ môn Thống kê y học và Tin học, khoa Y tế Công cộng, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh