Chỉ dẫn: Bộ môn > Nghiên cứu 

T́nh h́nh tàn tật ở bệnh nhân phong tỉnh Ninh thuận năm 2000

Hồ Đăng Ngọc[1], Đỗ Văn Dũng[2]

Tóm tắt

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Ninh thuận trên tất cả bệnh nhân Phong của tỉnh với mục đích xác định tỉ lệ bị tàn tật ở bệnh nhân phong và các yếu tố có liên quan. Điều tra trên 824 bệnh nhân có 378 bệnh nhân bị tàn tật chiếm tỉ lệ 45,9%. Phần lớn tàn tật xảy ra trước điều trị. những tàn tật xảy ra trong và sau điều trị có liên quan đến phản ứng phong. Do tỉ lệ bệnh nhân trong lứa tuổi lao động và làm các nghề lao động nặng khá cao, việc thuyết phục và giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc dự pḥng đ̣i hỏi nhiều sự kiên tŕ, tận tâm của cán bộ y tế và sự phối hợp liên ngành. Để giảm tỉ lệ tàn tật cần phát hiện sớm bệnh phong và các loại h́nh tàn tật, kiểm soát phản ứng phong và tăng cường giám sát bệnh nhân. Để phục hồi chức năng cho bệnh nhân, cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân về biện pháp tự chăm sóc và tập luyện kết hợp với việc thực hiện phẫu thuật chỉnh h́nh

Abstract

Prevalence of deformity and disability among leprosy patients in Ninh Thuan Province in 2000.

A cross-sectional study was conducted in Ninh Thuan on all registered leprosy patients to estimate the prevalence of deformity and its determinants. The survey on 824 leprosy patients found out 378 patients with deformity (45.9%). Most deformity (85.5%) had been occurred before the treatment. Deformity occurred during or after treatment has strong relationship with leprosy reaction. Because the percentages of peasants and free workers are rather high, it needs more time and dedication of the health workers for giving health education to patients and the multi-sector collaboration. For further reduction of deformity prevalence, the diagnosis of leprosy and leprosy reaction should be made as soon as possible. For rehabilitation purpose, the combination of education on self-care and corrective surgery should be appreciated and implemented.

 

Mở đầu

Bệnh phong là một bệnh lây nhiễm măn tính để lại nhiều hậu quả và di chứng đáng sợ do phản ứng phong và tổn thương thần kinh của nó.

Sự biến dạng và tàn tật đă gây ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người mắc bệnh phong và đem lại gánh nặng không nhỏ cho xă hội. V́ vậy, bên cạnh những hoạt động tích cực trong công tác loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng, việc tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn pḥng chống tàn tật cho bệnh nhân phong cũng phải được xem là ưu tiên hàng đầu của công tác pḥng chống bệnh phong trong giai đoạn hiện nay.

Ninh thuận là một tỉnh ven biển ở Nam Trung bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa là vùng khô hạn nhất của cả nước. Phía đông của Ninh thuận là biển và ba mặt c̣n lại được bao bọc bởi đồi núi. V́ vậy Ninh thuận có cả ba dạng địa h́nh: miền núi, đồng bằng và ven biển.

Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và địa h́nh, địa lí phức tạp nên đời sống cộng đồng dân cư Ninh thuận c̣n có nhiều khó khăn. Điều này đă tác động đến sức khoẻ của con người và khiến cho các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng vẫn c̣n phổ biến.

Ninh thuận là tỉnh có tỉ lệ lưu hành bệnh phong và tỉ lệ tàn tật cao nhất trong toàn quốc. Theo số liệu của hội nghị tổng kết 5 năm công tác pḥng chống phong (1996-2000) vào tháng 3 năm 2001 tại Hà nội th́ Ninh Thuận là tỉnh có tỉ lệ lưu hành bệnh phong cao nhất nước, tính đến thời điểm cuối năm 2000 là 1,01/10,000 dân.1 Tàn tật đă làm cho nhiều bệnh nhân phong mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đ́nh bệnh nhân. Tàn tật là nguồn gốc của những nhận thức sai lệch đối với bệnh nhân phong, khiến họ bị khinh miệt, xa lánh.

Do tính chất quan trọng của vấn đề tàn tật nên đă có nhiều công tŕnh đề cập đến vấn đề này, trong đó nhiều công tŕnh quan tâm đến việc phân loại tàn tật. Tuy nhiên việc phân loại này c̣n chưa đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh do chưa gắn kết loại h́nh tàn tật với biện pháp phục hồi chức năng.

Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá t́nh h́nh tàn tật của bệnh nhân phong trên quy mô toàn tỉnh , phân loại theo loại h́nh điều trị, khả năng điều trị, thời gian xuất hiện tàn tật và đặc tính dân số của bệnh nhân nhằm đề ra biện pháp can thiệp phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

 

Phương pháp

Nghiên cứu được tiến hành với thiết kế cắt ngang trên dân số mục tiêu bao gồm tất cả các bệnh nhân phong có đăng kí tại 4 huyện thị của tỉnh Ninh thuận và điều tra về loại h́nh tàn tật, thời gian xuất hiện tàn tật, khả năng điều trị, tuổi và giới của bệnh nhân. Do dân số mục tiêu có quy mô nhỏ và xấp xỉ với cỡ mẫu được tính, chúng tôi điều tra toàn bộ dân số mục tiêu này gồm 836 bệnh nhân. Với dân số nghiên cứu này chúng tôi có thể ước lượng tỉ lệ quan tâm với sai số của khoảng tin cậy 95% không quá 4%.

Được đưa vào mẫu bao gồm tất cả các bệnh nhân được đăng kí hồ sơ bệnh phong tại tỉnh và đang cư trú tại tỉnh Ninh Thuận. Những bệnh nhân không hợp tác hoặc đang mắc các bệnh trầm trọng hoặc bị tàn tật do các nguyên nhân tai nạn được loại khỏi mẫu nghiên cứu.

Các biến số được thu thập bao gồm: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, nhóm bệnh và thời điểm xảy ra tàn tật cùng với phân độ tàn tật và loại h́nh tàn tật cho các tàn tật xảy ra ở mặt, bàn tay, bàn chân. Các thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và thăm khám trực tiếp sử dụng phiếu điều tra cá nhân. Điều tra viên là các y, bác sĩ chuyên khoa da liễu đă qua lớp tập huấn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong.

Để giảm thiểu các sai số ngẫu nhiên, dân số nghiên cứu bao gồm toàn bộ dân số mục tiêu và điều này khả thi v́ dân số mục tiêu nhỏ. Để hạn chế sai lệch, chọn điều tra viên là các bác sĩ chuyên khoa và được tập huấn kĩ về bệnh phong cũng như về đề cương của nghiên cứu điều tra.

Số liệu được nhập vào máy tính và xử lí bằng phần mềm Epi-Info.3 Thống kê mô tả bao gồm tính trung b́nh và độ lệch chuẩn cho các biến số định lượng và lập bảng phân phối tần suất cho biến số định tính. Để t́m mối tưong quan giữa đặc tính dân số và các loại h́nh tàn tật, độ tàn tật, các bảng 2 x2 được sử dụng với kiểm định c2 và ngưỡng của mức ư nghĩa là 0,05.

Kết quả

1. Mô tả đặc tính dân số của bệnh nhân phong

Nghiên cứu thu nhận được thông tin trên 824 bệnh nhân phong trong đó có 378 người bị tàn tật. Đặc tính dân số của các bệnh nhân này được tŕnh bày trong bảng 1. Chương tŕnh quản lí được nhiều bệnh nhân nam hơn với tỉ số nam/nữ là 1,32. Cơ cấu của bệnh nhân phong cũng phản ánh thành phần dân tộc của tỉnh Ninh Thuận. Tỉ lệ bệnh nhân bị tàn tật là 45,9% trong đó có nhiều tàn tật độ 2 hơn tàn tật độ 1.

Bảng 1. Đặc tính giới, dân tộc và phân độ tàn tật của 824 bệnh nhân phong được điều tra

Đặc tính

Tần suất

Tỉ lệ phần trăm

Giới:

            Nam

            Nữ

 

470

354

 

57,2%

42,8%

Dân tộc:

            Kinh

            Chăm

            Raglay

            Hoa

 

676

102

39

7

 

82,1

12,4

4,7

0,8

Độ tàn tật

            0 – Không tàn tật

            Độ 1

            Độ 2

 

446

52

326

 

54,1%

6,3%

39,6%

2. Các yếu tố có liên quan đến tàn tật

Đa số các trường hợp tàn tập tập trung ở lứa tuổi lao động và tàn tật ở lứa tuổi này tạo ra gánh nặng không nhỏ cho gia đ́nh và xă hội (Bảng 2). Không có sự khác biệt về tỉ lệ tàn tật giữa nam và nữ (p>0,05), giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau (p>0,05), giữa các ngành nghề (p>0,05), giữa các dân tộc (p>0,05). Tuy nhiên do đa số bệnh nhân phong là nông dân hoặc các nghề không chính thức như làm thuê, số người tàn tật thuộc nhóm nghề này tương đối cao.

Bảng 2. Phân bố tuổi ở bệnh nhân bị tàn tật do phong.

Đặc tính

Tần suất

Tỉ lệ phần trăm

Tuổi:

            0-14

            15-30

            31-50

            51-60

            ³ 60

 

6

48

220

77

27

 

1,6

12,8

58,3

20,4

6,9

Có mối liên hệ giữa phản ứng phong trong điều trị và tàn tật do xảy ra sau phản ứng (Bảng 3). Ở nhóm không phản ứng, tỉ lệ tàn tật sau điều trị là 0,63%, ở nhóm bị phản ứng, tỉ lệ bị tàn tật sau điều trị là 69,7% tăng gấp 111 lần (Khoảng tin cậy 95% của RR là 42 đến 297, p < 0,0001).

Bảng 3. Mối liên hệ giữa phản ứng trong điều trị và xuất hiện tàn tật sau điều trị

 

Có phản ứng

Không phản ứng

Tổng số

Xuất hiện tàn tật sau điều trị

129 (69,73%)

4 (0,63%)

133

Không xảy ra tàn tật sau điều trị

56

635

691

            Tổng số

185

639

824

So sánh hai nhóm bệnh phong nhiều khuẩn và ít khuẩn, nhóm nhiều khuẩn có tỉ lệ xảy ra tàn tật trong điều trị cao hơn và nhóm ít khuẩn có tỉ lệ tàn tật trước điều trị cao hơn (Bảng 4).

Bảng 4. Liên hệ giữa nhóm bệnh và thời điểm xuất hiện tàn tật

 

Thời điểm xảy ra tàn tật

Tổng số

Trước điều trị

Trong điều trị

Sau điều trị

Nhóm ít khuẩn

126 (92,0%)

2 (1,5%)

9 (6,6%)

137

Nhóm nhiều khuẩn

197 (81,7%)

34 (14,1%)

10 (4,2%)

214

            Tổng số

323

36

19

378

3. Các thể tàn tật

Bảng 5. Đặc tính giới, dân tộc và tàn tật của 824 bệnh nhân phong được điều tra

Loại h́nh tàn tật

Tần suất

Tỉ lệ phần trăm

Mắt:

            Mắt thỏ

            Giảm thị lực

            Mù

            Mắt đỏ

            Đục nhân mắt

 

44

43

14

15

25

 

11,7

11,4

3,9

3,9

6,7

Tay:

            Bàn tay mất cảm giác

            Mất cảm giác + lở loét

            C̣ mềm ngón cái

            Cụt rút quá khớp ngón

            Liệt dạng ngón cái

            C̣ mềm ngón khác

            C̣ cứng ngón khác

            Cụt rút chưa quá khớp bàn đốt

            Cụt rút quá khớp bàn đốt

            Bàn tay rũ

 

113

29

38

48

80

128

132

106

6

8

 

29,9

7,9

10,2

12,9

21,3

33.8

34,8

28,3

1,7

1,9

Chân:

            Bàn chân mất cảm giác

            C̣ cứng ngón chân

            Cụt rút quá khớp bàn đốt

            Cụt rút khớp ngón

            Cụt rút khớp cổ chân

            Chân lết

            Viêm tắc bạch mạch

            Viêm sùi cổ chân

            Bàn chân lật

            Lỗ đáo bàn chân

 

199

38

151

36

17

76

8

7

6

128

 

52,6

10,1

39,9

9,6

4,7

20,4

2,1

1,8

1,6

33,9

 

Các tàn tật ở mắt như mắt thỏ, giảm thị lực, đục nhân mắt cần được quan tâm và điều trị để pḥng tránh mù loà.

Ở bàn tay, mất cảm giác đơn thuần chiếm tỉ lệ cao nhất (29,9%). Bệnh nhân cần được bảo vệ và pḥng chống tàn tật thứ phát có thể xảy ra. Các tàn tật c̣ mềm ngón cái và liệt dạng ngón cái có thể phục hồi nhờ chỉnh h́nh. C̣ mềm các ngón khác và c̣ cứng các ngón cần được can thiệp phẫu thuật chỉnh h́nh sớm để phục hồi chức năng.

Ở bàn chân, mất cảm giác đơn thuần chiếm tỉ lệ cao nhất (52,6%). Bệnh nhân cần được cấp giày bảo vệ và giáo dục pḥng chống thương tật. Các loại h́nh tàn tật khác ở bàn chân đều phải cần có sự can thiệp của phẫu thuật chỉnh h́nh.

Lỗ đáo chiếm tỉ lệ cao (33,9%), thường nằm ở vị trí trước của bàn chân xảy ra khi bàn chân bị mất cảm giác nhưng mang giày bảo vệ. Khi xuất hiện lỗ đáo, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách chăm sóc và làm sạch lỗ đáo. Cần phải can thiệp bằng phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân có lỗ đáo viêm xương (chiếm 5,3%) .

Bàn luận

Từ mẫu nghiên cứu 824 bệnh nhân phong trên phạm vi tỉnh Ninh thuận, chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ tàn tật độ 1 là 6,3% và tàn tật độ 2 là 39,6%. Tỉ lệ này c̣n thấp hơn so với các tỉnh bạn như Đà nẵng,3 Khánh Hoà,4 B́nh phước5 chứng tỏ mặc dù tỉnh Ninh thuận c̣n nghèo và ngành da liễu tỉnh c̣n khó khăn nhiều mặt nhưng đă có những nỗ lực trong phát hiện và điều trị kịp thời, góp phần pḥng chống tàn tật cho bệnh nhân. Tỉ lệ này cũng thấp hơn tỉ lệ tàn tật trên bệnh nhân phong trên 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh.5

Đa số bệnh nhân bị tàn tật thuộc lứa tuổi phải lao động kiếm sống nuôi gia đ́nh và bệnh nhân và không thể dành nhiều thời gian cho việc tự chăm sóc. Điều này gây trở ngại cho công tác điều trị. Để khắc phục điều này, cần phải kết hợp chương tŕnh pḥng chống tàn tật với các chương tŕnh phục hồi kinh tế xă hội.

Tỉ số nam/nữ trong bệnh nhân phong và trong bệnh nhân bị tàn tật vào khoảng 1,3. Mặc dù số bệnh nhân nam được quản lí vẫn c̣n cao hơn nhưng chỉ số này đă chứng tỏ hành vi t́m kiếm dịch vụ y tế ở phụ nữ đă được cải thiện.

Giới tính, dân tộc và nghề nghiệp không có liên quan đến độ tàn tật. Điều này phù hợp với giả định tàn tật được quyết định chủ yếu do sự tương tác giữa vi khuẩn và vật chủ. Mặc dù nghề nghiệp không liên quan đến tàn tật nhưng do Ninh Thuận là một tỉnh nông nghiệp, đa số người dân làm nghề nông hay lao động chân tay, số bệnh nhân bị tàn tật đa số làm nghề nông hay các nghề lao động tự do chiếm tỉ lệ cao. Kết quả này tương tự với nghiên cứu ở Bamako trong đó tỉ lệ làm nghề nông và nghề không chính thức chiếm đến 67% số bệnh nhân bị tàn tật độ 2. Tỉ lệ làm nghề nông cao trên bệnh nhân cũng gây trở ngại cho việc pḥng chống tàn tật.

Do có sự liên quan chặt giữa phản ứng phong và tàn tật xảy ra trong và sau phản ứng (p<0,001), việc pḥng ngừa phản ứng phong bằng prednisolone sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ tàn tật mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn do nhiều bệnh nhân đă bị tàn tật từ trước khi được điều trị. Tỉ lệ bị tàn tật trước khi điều trị chiếm tời 85,4%.

Bệnh nhân bị tàn tật độ 2 chiếm tỉ lệ cao trong tổng số bệnh nhân phong và bệnh nhân bị tàn tật. Đối với những bệnh nhân này cần phải can thiệp phẫu thuật chỉnh h́nh mới có thể phục hồi một phần chức năng cho họ.

Tỉ lệ bệnh nhân bị mắt thỏ c̣n khá cao (11,7%) đ̣i hỏi cán bộ pḥng chống phong phải giáo dục cho bệnh nhân biết tự chăm sóc mắt và phải biết sử dụng kính bảo vệ.

Đối với bệnh nhân bị mất cảm giác đơn thuần ở tay (chiếm 29,9%) cán bộ pḥng chống phong phải hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thiết bị pḥng hộ khi làm việc và lợi ích của tập luyện. Biện pháp tập luyện cũng hữu ích cho bệnh nhân bị c̣ mềm ngón cái hay các ngón khác.

Tỉ lệ các loại h́nh tổn thương ở chân chiếm tỉ lệ cao phản ánh đời sống kinh tế thấp và thói quen đi chân không của bệnh nhân. Tỉ lệ mất cảm giác đơn thuần ở bàn chân chiếm 52,6% cho thấy yêu cầu người cán bộ pḥng chống phong phải hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và kiểm tra bàn chân trước khi ngủ, tŕnh bày lợi ích và khuyến khích bệnh nhân mang giầy pḥng ngừa. Các tỉ lệ bị lỗ đáo ḷng bàn chân, cụt rút ngón chân chưa quá khớp bàn đốt và c̣ cứng các ngón chiếm tỉ lệ khá cao nhưng thấp hơn ở Khánh Hoà.4 Loại h́nh tàn tật bị chân lết, thường là hậu quả của phản ứng phong, chiếm tỉ lệ cao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện phản ứng phong sớm và điều trị phù hợp.

Để kết luận, tỉ lệ bị tàn tật trong số bệnh nhân phong ở Ninh Thuận c̣n cao tới 45,9%. Phần lớn tàn tật xảy ra trước điều trị và những tàn tật xảy ra trong và sau điều trị có liên quan đến phản ứng phong. Do tỉ lệ bệnh nhân trong lứa tuổi lao động và làm các nghề lao động nặng khá cao, việc thuyết phục và giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc dự pḥng đ̣i hỏi nhiều sự kiên tŕ, tận tâm của cán bộ y tế và sự phối hợp liên ngành. Để giảm tỉ lệ tàn tật cần phát hiện sớm bệnh phong và các loại h́nh tàn tật, kiểm soát phản ứng phong và tăng cường giám sát bệnh nhân. Để phục hồi chức năng cho bệnh nhân cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân về biện pháp tự chăm sóc và tập luyện kết hợp với việc thực hiện phẫu thuật chỉnh h́nh.

Tài liệu tham khảo

1. Chương tŕnh quốc gia pḥng chống phong – Bộ y tế. Báo cáo tổng kết hoạt động chống phong 5 năm 1996-2000. Bộ Y tế, hà nội, 2001.

2. Dean AG, Dean JA, Coulombier D, Brendel KA, Smith DC, Burton AH, Dicker RC, Sullivan K, Fagan RF, Arner TG. Epi Info, Version 6: A Word-Processing, Database, and Statistics Program for Public Health on IBM-compatible Microcomputers. Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, Georgia, U.S.A., 1995.

3. Hà Nguyên Hoà. T́nh h́nh tàn tật của bệnh nhân phong quận Liên chiểu và Thanh kê thành phố Đà nẵng. Báo cáo khoa học cụm miền Trung tháng 6, 1999

4. Trần Thị Song Thanh. T́nh h́nh tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới tỉnh Khánh Hoà từ năm 1997-1999. Báo cáo khoa học tại Gia Lai 6/2000

5. Chương tŕnh chống phong quốc gia. Báo cáo 12 chỉ số về chương tŕnh chống phong quốc gia của thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ và B́nh Phước năm 1999. Hà nội,1999

6. Sow SO, Tiendredeogo A, Harmed OB, Lieenhart C, Ponnighans JM. Deformity among new leprosy cases detected in Bamako district in 1994. Acta leprologia 1999, 11(4):161-170


 

[1] Bác sĩ chuyên khoa 1. Trạm Da liễu tỉnh Ninh thuận

[2] Tiến sĩ, Bác sĩ, Giảng viên Bộ môn Thống kê y học và Tin học, khoa Y tế Công cộng, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh