Chỉ dẫn: Bộ môn > Handout

Mục tiêu:

Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng:

1. Chọn được h́nh thức cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt phù hợp với t́nh h́nh cụ thể của địa phương.

2. Chọn được kĩ thuật thích hợp để cải thiện chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt phù hợp với thực tế tại địa phương

Ư nghĩa của nước với con người

Nước là một nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người:

- Nước được coi là thực phẩm cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh lí của cơ thể. Mỗi ngày cơ thể cần 1,5 đến 2,5 lít nước: giúp tiêu hóa thực phẩm,  thải nhiệt, là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa

- Nước giúp cơ thể đào thải các chất cặn bă ra khỏi cơ thể

- Nước cung cấp những nguyên tố cần thiết: Iod, Flour, Mangan, Sắt, Kẽm, v.v

- Nước cần cho vệ sinh cá nhân để tắm giặt, chuẩn bị thức ăn và vệ sinh công cộng.

Nếu nước không đủ hay không đảm bảo chất lượng sẽ có những nguy cơ sau:

- Nước là môi trường trung gian để lan truyền các bệnh dịch như thương hàn, tả, lị, bại liệt, viêm gan, kí sinh trùng

- Nước có thể đưa vào cơ thể các chất độc hại như ch́, thủy ngân, thạch tín, thuốc trừ sâu, v.v

Như vậy để đảm bảo cho sinh hoạt và ăn uống, nước cần phải an toàn về chất lượng và được cung cấp đủ số lượng. Tiêu chuẩn về số lượng nước là 50 lít/ngày/người nếu dưới mức này là không đủ tiêu chuẩn. Nếu lượng nước cấp dưới 20 lít/ngày/người là thiếu nước nghiêm trọng.

Về tiêu chuẩn chất lượng, nước phải không màu, không mùi, không vị hoặc có vị ngọt, không có các kim loại nặng, độc chất và không có vi trùng gây bệnh.

Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020  

Thủ tướng chính phủ phê duyệt 25/8/2000 (104/2000/QĐ-TTg)

Mục tiêu

–Đến năm 2020: Tất cả cư dân nông thôn sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh

–Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% gia đ́nh sử dụng hố xí hợp vệ sinh;

Giải pháp

–Đẩy mạnh xă hội hoá cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

–Tạo nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng

–Đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào CCNS&VSNT

–Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

–Tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước về CCNS&VSNT

Các loại bệnh do nước truyền:

Bệnh truyền theo đường phân miệng: thương hàn, dịch tả, kiết lị, viêm gan siêu vi A, bại liệt

Bệnh do thiếu nước rửa: ghẻ, chấy rận, mắt hột

Bệnh do nước truyền: giun móc, leptospira, giun guinea

Bệnh truyền do vector có liên quan nước: Sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng

Bảng 1 Phân loại bệnh có liên quan đến nước và chất thải – Bradley DJ trong Feachem RG et al (eds) Water, Wastes and Health in Hot Climates. Johns Wiley & Sons Ltd, Chichester, 1978

Phân loại

Đặc điểm

Thí dụ

Đường truyền

Pḥng ngừa

1. Bệnh do thiếu nước rửa

Bệnh do vệ sinh kém

Ghẻ, mắt hột, bệnh sốt chấy rận

Người sang người

Vệ sinh cá nhân

Tăng số lượng nước

2. Bệnh phân miệng

a.Có liều truyền nhiễm thấp

Rotavirus, lị amib

Người sang người

Tăng số lượng nước

Vệ sinh cá nhân

 

b. Có liều truyền nhiễm cao

Dịch tả, thương hàn, viêm gan A, các bệnh tiêu chảy

Nước hay thức ăn bị nhiễm

Xử lí phân

Ăn chín

Cải thiện chất lượng nước

3. Bệnh do nước truyền

Vi khuẩn

VCTG:Copepods

VCTG: ốc

VCTG 2 loại

Leptospira

Giun rồng

Sán máng

Sán lá gan

Xuyên qua da

Uống nước

Xuyên qua da

Ăn thức ăn không chín

Tránh tx nước

Cải thiện cl nước

Tránh tiếp xúc

Xử lí phân,
ăn chín

4. Bệnh do đất

Lây trực tiếp

Phát triển trong đất

Phát triển trong vctg

Giun kim, giun tóc

Giun đũa, giun móc, giun lươn

Sán heo, Sán ḅ

 


Nuốt hay ấu trùng qua da

Thịt có gạo

Vệ sinh cá nhân
xử lí phân

Nấu chín thực phẩm

5. Bệnh do vector

Sinh sản trong nước

Sinh sản gần nước

Sinh sản trong chất thải

Sốt rét, SXH,

Giun chỉ

Typanosomiasis

Bệnh tiêu chảy

Muỗi

Ruối tsetse

Ruồi nhà

Thoát nước nơi sinh sản

Cung cấp nước nơi sử dụng

Xủ lí chất thải

 

Các loại nguồn nước:

Có 4 loại nguồn nước chính: nước mưa, nước bề mặt, nước ngầm nông và nước ngầm sâu.

Nước mưa:

Có ưu điểm là sạch, ít bị ô nhiễm do vi sinh vật hay hóa chất trừ khi nước mưa thu được ở những vùng ô nhiễm không khí nặng nề hay được thu gom trên các mái nhà, ống dẫn bị nhiễm bẩn.

Khuyết điểm: Nước mưa ít, có không đều trong năm. Để khắc phục khuyết điểm này cần phải có hồ chứa nước mưa.  Ở miền Nam vũ lượng mưa hàng năm thường từ 2 m đến 3 m. Để hồ chứa nước mưa có thể tận dụng lượng nước mưa trong năm, hồ chứa có thể tích

V= vũ lượng hàng năm x diện tích mái thu nước x 0,8

Nếu mái nhà có diện tích 60 m2 và vũ lượng hàng năm là 2,5 m th́ thể tích hồ chứa cần dùng là 120 m3.

Nguyên tắc thu nước mưa:

- Trước mùa mưa phải làm tổng vệ sinh mái nhà, ống máng và dụng cụ chứa nước mưa.

- Hứng nước mưa từ mái ngói, mái bằng, ṿm cuốn của bể hoặc phên có phủ vải mưa.

- Không để nước mưa chảy vào bể trong những phút đầu của cơn mưa để tránh nhiễm bẩn do khôg khí và mái nhà

- Trong bể có thể thải cá để diệt bọ gạy, pḥng chống bệnh

- Hồ chứa nước mưa nên đậy kín

- Nên lắp ṿi nước để việc lấy nước không làm nhiễm bẩn nước trong hồ.

Bản chất

Ưu điểm

Khuyết điểm

Khắc phục

Hơi nước ngưng tụ trong không khí

Ít bị ô nhiễm vi sinh vật hay hoá chất

Lương mưa không đều

Bị ô nhiễm nếu không khí ô nhiễm, mái thu, ống dẫn, bể chứa bị nhiễm bẩn

- Bể chứa nước mưa

- Không lấy nước mưa đầu mùa khi không khí bị ô nhiễm

- Làm sạch mái thu và ống dẫn trước khi lấy nước mưa.

- Sử dụng bể nước đạt tiêu chuẩn

 

Nước bề mặt

Nước bề mặt là nước sông, suối, hồ, ao. Nước bề mặt có ưu điểm là có lưu lượng dồi dào, hiện diện phong phú nhất là ở các địa phương ở miền Đồng bằng Sông Cửu Long và có đều trong cả năm. Tuy nhiên nước bề mặt thường bị nhiễm bẩn chất hữu cơ, có độ đục cao và có thể bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh.

Để được sử dụng tốt, nước bề mặt cần được đánh phèn, lắng hay lọc trước khi được sử dụng cho mục đích ăn uống.

Bản chất

Ưu điểm

Khuyết điểm

Khắc phục

Nước mưa được giữ trên mặt đất: nước sông, suối, ao, hồ

Có lưu lượng lớn

Có đều trong năm

Có lượng oxy hoà tan

Nhiễm bẩn chất hữu cơ và hạt đất (có điện tích âm)

Ô nhiễm vi sinh vật

Ô nhiễm chất thải công nghiệp và tự nhiên

- Đánh phèn và lắng

- Khử khuẩn

- Chọn nguồn nước phù hợp

 

Nước ngầm nông

Là nước ngầm có trên tầng sét không thấm. Sự hiện diện của nước ngầm thay đổi theo khu vực, ít bị ô nhiễm chất sắt nhưng thường bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và vi sinh vật. Nguyên nhân của t́nh trạng dễ bị ô nhiễm là do nước ngầm nông không được cách li với nước thấm từ trên mặt đất. Như vậy để khai thác tốt nước ngầm nông cần tuân thủ một số nguyên tắc để tránh sự nhiễm bẩn từ mặt đất.

Giếng nông:

- Phải cách nguồn nhiễm bẩn trên 10 m

- Phải có giá để múc gầu

- Đường kính giếng trên 0,8 m

- Sân giếng có bán kính trên 1 m, dốc ra ngoài và không thấm nước

- Miệng giếng phải cao hơn mặt đất 0,8 m

- Phía trên của thành giếng không thấm nước

 

 

 

 

 

Bản chất

Ưu điểm

Khuyết điểm

Khắc phục

Nước mưa được giữ trong ḷng đất ở trên tầng sét không thấm

Ít bị ô nhiễm chất sắt

Có đều trong năm

 

Nhiễm bẩn chất hữu cơ và hạt đất (có điện tích âm)

Ô nhiễm vi sinh vật

Lưu lượng thường thấp

- Đánh phèn và lắng

- Khử khuẩn

- Xây dựng và bảo quản giếng đúng phương pháp.

Nước ngầm sâu

Là nước ngầm ở dưới tầng sét không thấm và được cách li với nước thấm từ trên mặt đất. Nước ngầm sâu thường có lưu lượng dồi dào, ít bị nhiễm bẩn chất hữu cơ nhưng thường có hàm lượng sắt cao. Do đó nước ngầm sâu thường cần được khử sắt. Hơn nữa giá thành của giếng khoan thai thác nước ngầm sâu thường cao hơn giá thành của giếng khơi. Tuy nhiên với công nghệ đào giếng hiện nay

Bản chất

Ưu điểm

Khuyết điểm

Khắc phục

Nước mưa được giữ trong ḷng đất ở dưới tầng sét không thấm

Có đều trong năm

Ít bị ảnh hưởng từ ô nhiễm trên mặt đất

Lưu lượng thường cao hơn nước ngầm nông

Thường bị nhiễm sắt

Khử sắt

 

Xử lí nước

Nước mưa và nước ngầm nông thường không cần được xử lí nếu đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh. Nước mưa và nước ngầm nông nên được xử lí bằng cách đun sôi trước khi dùng cho mục đích ăn uống.

Ở quy mô công nghiệp, nước bề mặt và nước ngầm sâu cần được xử trí theo sơ đồ sau:

 

 

- Nguyên tắc việc đánh phèn:

Trong hầu hết các loại nước tự nhiên đều chứa các hạt keo gồm vi khuẩn, đất sét hay chất hữu cơ. Ở pH b́nh thường những hạt keo này thường có điện tích âm.  Trong khi đó, phèn nhôm ḥa tan trong nước tạo thành các bông phèn không tan có điện tích dương do sự thặng dư các ion nhôm. Những hạt keo có điện tích âm sẽ được thu hút bởi các bông phèn làm giảm điện tích và có thể kết tụ lớn khi được khuấy nhẹ.  Sau đó trong điều kiện yên tĩnh các kết tụ này sẽ lắng xuống và có thể loại khỏi bể lọc

- Nguyên tắc khử sắt

Việc khử sắt thường được tiến hành bằng cách oxy hóa sắt hóa trị 2 tan trong nước thành sắt hóa trị ba không tan và có thể loại bỏ bằng quá tŕnh lắng hay lọc:

            2Fe2+ + O2  + 4H2O à  2 Fe(OH)3 ¯ + 2H+

Việc oxy hóa có thể được tiến hành dùng oxy khí trời: làm giàn mưa nhân tạo hay các hóa chất như Cl2

- Nguyên tắc bể lắng

Khi nước không bị xáo trộn, các hạt lơ lửng sẽ bị lắng xuống nếu có đủ thời gian. Trên thực tế ở các nhà máy nước người ta sử dụng các bể lắng ngang và tính toán sao cho bể có thời gian lưu nước vừa đủ để các hạt lơ lửng bị lắng khi nước đi ngang qua bể

- Nguyên tắc bể lọc

Hiện nay người ta dùng quá tŕnh lọc cát nhanh (nghĩa là lọc sau khi đă xử lí hóa học và lắng phần lớn các chất lơ lửng). Quá tŕnh lọc giúp loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước nhỏ.

- Nguyên tắc khử khuẩn

Nước sau khi lọc vẫn c̣n chứa một ít vi sinh vật và các chất hữu cơ. Để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh người ta cho vào một nồng độ nhỏ clo. Với liều 0,1 mg/lit clo thường giết hoàn toàn tất cả các vi khuẩn gây bệnh. Clo ḥa tan trong nước sẽ phân hủy theo phương tŕnh:

            Cl2 + HOH = HCl + HClO

Trong đó HClO là một chất độc đối với vi khuẩn  bởi v́ nó oxy hóa các enzyme khử của tế bào vi sinh vật và ngăn cản quá tŕnh hô hấp b́nh thường. Trong môi trường kiềm HClO sẽ bị phân li thành dạng ion và sẽ có hoạt tính thấp hơn.